Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc » Học tiếng Trung mỗi ngày Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc

Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc


      Tết Nguyên Đán của Trung Hoa là ngày Tết quan trọng nhất của người Trung Hoa, được tính theo âm lịch. Tết này còn được gọi là Tết Nguyên Đán của Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác. Ở Trung Quốc gọi là Xuân Tiết (春节/春節- Chūn Jié), mang ý nghĩa đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và khởi đầu mùa xuân mới.
Văn hóa đón Tết Nguyên đán của người Trung Quốc
Xuân Tiết (春节/春節- Chūn Jié), đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và khởi đầu mùa xuân mới.

      Thời điểm giao mùa này khác với cách tính của phương Tây vì nó được tính theo lịch âm. Tết được tính từ ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên- ngày Chính (Chánh Nguyệt-正月-Zhēng Yuè) và kết thúc vào ngày tổ chức lễ hội đèn lồng rằm tháng giêng (Tết Nguyên tiêu). Đêm giao thừa của Trung Quốc, ngày dành cho sum họp gia đình, được gọi là đêm Trừ Tịch (除夕- Chú Xī) với "trừ" nghĩa là thay đổi, hoán đổi và "tịch" là đêm, "trừ tịch" nghĩa là "đêm của sự thay đổi" hay "đêm của thời khắc giao thời".

Bắn pháo hoa mừng ngày Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc

      Tết Nguyên Đán là ngày tết âm lịch dài nhất và quan trọng nhất ở Trung Quốc, thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch. Nguồn gốc của ngày tết này có từ xa xưa với rất nhiều truyền thuyết và tập tục liên quan, phản ánh niềm tin và cách sống của con người thời cổ xưa.

Người Trung Quốc đi chùa cầu bình an ngày Tết

      Tết Trung Quốc là Tết của người Việt, tương tự như Tết Hàn QuốcTết Nhật BảnTết Tây TạngTết Mông Cổ. Tết này được tổ chức trong cộng đồng người Hoa khắp thế giới. Mỹ, Canada và Úc có xuất bản bộ sưu tập tem hàng năm nhân dịp Tết Trung Quốc.

Khu phố người Hoa ở Luân Đôn vào dịp Tết 

      Ở lãnh thổ Trung Quốc, có nhiều các truyền thống đón Tết khác nhau theo từng địa phương. Mọi người đổ tiền mùa quà tặng, đồ trang trí, quần áo, thực phẩm...Mọi gia đình đều lau dọn nhà cửa sạch sẽ để quét đi những điều không may và chào đón các may mắn sắp tới. 

Người dân Trung Quốc tất bật đi sắm Tết

      Cửa sổ, cửa ra vào đều được dán giấy đỏ với câu đối và những từ như "Phúc", "Lộc" và "Thọ". Vào đêm Trừ Tịch, bữa tối trở thành đại tiệc của gia đình. Các món ăn bao gồm món heo, vịt, gà và đồ ngọt. Buổi tối sẽ kết thúc với pháo hoa. Sáng sớm hôm sau, trẻ em sẽ chào người lớn bằng những lời chúc Tết, chúc sức khỏe và nhận tiền trong phong bao đỏ. Tết thực sự là một dịp để hòa giải, quên đi mọi hận thù và chân thành chúc nhau bình an và hạnh phúc.

Người Trung Quốc quan niệm màu đỏ là màu của may mắn và hạnh phúc trong ngày tết

      Theo truyền thuyết, khởi đầu của Tết Nguyên Đán Trung Quốc là một cuộc chiến chống lại con niên (年- nián). Con niên hay đến vào dịp đầu năm mới để phá hoại gia súc, mùa màng và dân làng, đặc biệt là trẻ con. Để bảo vệ mình, dân làng đặt thức ăn trước cửa nhà vào dịp đầu năm. Mọi người tin rằng sau khi ăn những thức ăn đó, nó sẽ không tấn công con người nữa. Một lần, mọi người nhìn thấy con niên rất sợ một em bé mặc bộ đồ đỏ. Họ hiểu ra rằng con niên sợ màu đỏ. Do đó, sau này, vào những ngày đầu năm mới, dân làng đều treo đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ trên cửa sổ, cửa ra vào. Mọi người cũng dùng pháo hoa để làm cho con niên khiếp sợ. Từ đó, con niên không bao giờ tới làng nữa. Cuối cùng, con niên bị Hồng Quân Lão Tổ bắt (ngài là thầy dạy của Tam Thanh là ba vị thần tiên tối cao trong Đạo Giáo). Con niên trở thành vật cưỡi của Hồng Quân Lão Tổ.
Tương truyền rằng , ngày xửa ngày xưa ở Trung Quốc có con thú dữ gọi là "Niên ", trên đầu mọc sừng , hết sức hung dữ .

      Bữa cơm đoàn tụ gia đình diễn ra vào đêm Giao thừa khi các thành viên tụ tập đón năm mới. Nơi tổ chức thường là ở nhà hoặc gần nhà trưởng tộc. Bữa cơm đêm Giao thừa thường rất sang và theo truyền thống sẽ có gà và cá. Ở một số nơi, cá (魚- yú- ngư) không được ăn hết (phần còn lại sẽ được để qua đêm, vì Trung Quốc có câu nói: "Niên niên hữu dư" (年年有餘- nián nián yǒu yú)- năm năm có dư, phát âm giống như "Niên niên hữu ngư"- năm năm có cá.

Bữa cơm đêm Giao thừa thường rất sang và theo truyền thống sẽ có gà và cá.

      Ở Trung Hoa đại lục, nhiều gia đình đùa vui trong khi xem đêm Gala mừng năm mới của đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV trong nhiều giờ cho đến nửa đêm.

Spring Festival Gala là một chương trình truyền hình hàng năm của Trung Quốc, kéo dài 5 tiếng, phát trực tiếp vào đêm giao thừa.

      Phong bao đỏ (lì xì) dành cho gia đình ruột thịt thường được tặng ngay đêm đoàn tụ. Các phong bao này thường có tiền với số lượng thể hiện các con số may mắn hoặc danh giá. Nhiều món ăn được tin rằng có thể dẫn lối mọi người đến với tiền tài, hạnh phúc và may măn. Nhiều món có tên trong tiếng Trung Quốc đồng âm với những điều tốt lành.

Tiền mừng tuổi(压岁钱) được cho là có thể trấn áp những điều "tà tuý" (có nghĩa là xấu xa, tà ác).

      Ngoài ra trong ngày tết Nguyên Đán Trung Quốc còn có các tục lệ trang trí nhà cửa, múa lân - sư - rồng, đốt pháo,...

Tham khảo Wikipedia

👉 Tag: học tiếng Trung cơ bản | học tiếng Trung giao tiếp | học tiếng Trung online | học tiếng Trung Quốc | học viết tiếng Trung | cách học tiếng Trung | cách nhớ chữ Hán | tài liệu tiếng Trung | phần mềm học tiếng Trung | sách học tiếng Trung | xem thêm...



Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc
9.8/10 56 bình chọn







Bài viết mới nhất

QC Unica.vn

... Kết nối trên Facebook