Học phát âm pinyin - thanh điệu trong tiếng Trung, rèn luyện cách phát âm chuẩn tiếng Trung, giới thiệu một số phần mềm học phát âm tiếng Trung.
Phần mềm học Pinyin
Thanh điệu tiếng Trung
Biến điệu
Trong tiếng Việt có nguyên âm, phụ âm và dấu; khi phát âm chúng ta sẽ ghép phụ âm với nguyên âm (hoặc vần) và thêm dấu vào. Tiếng Trung là một ngôn ngữ khó học, giữa chữ viết và phát âm gần như không có liên quan nhiều đến nhau, vì vậy để học phát âm tiếng Trung phải cần thêm hệ thống bính âm pinyin ( 拼音), theo Wikipedia bính âm pinyin là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc, tác giả là Chu Hữu Quang, bính âm được phê chuẩn năm 1958 và được thi hành năm 1979 tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Nói tóm lại bảng pinyin sẽ giúp chúng ta phát âm và đọc được tiếng Trung, nó gồm có thanh mẫu (phụ âm), vận mẫu (nguyên âm) + thanh điệu (dấu). Khi đọc pinyin của một từ hoặc một chữ trong tiếng Trung, chúng ta cũng sẽ ghép thanh mẫu với vận mẫu và thêm thanh điệu vào giống như khi phát âm tiếng Việt vậy. Và để đọc được 1 chữ Hán bất kì đương nhiên chúng ta phải học thuộc pinyin của nó (chú ý phép hài thanh để học pinyin dễ hơn).
Để học phát âm tiếng Trung trên máy tính các bạn có thể tải phần mềm pinyin.
Hoặc phần mềm Interactive Chinese (Phần phát âm trong CD1)
Phần mềm này không những dạy phát âm thanh mẫu, vận mẫu mà còn dạy các bạn cách ghép vần như trẻ con vậy nên rất dễ nhớ, tuy nhiên phần mềm được viết bằng tiếng Anh nên có hơi khó dùng một chút.
Trên điện thoại gõ từ khóa pinyin vào Play Store (Android) hoặc Apple Store (IOS) sẽ có rất nhiều phần mềm phát âm pinyin giúp các bạn có thể học mọi lúc mọi nơi.
>> Trở lại với bài học, phần thanh mẫu và vận mẫu khá dài nên mình sẽ để lại ở 2 bài sau, các bạn click link dưới:
Ở bài này mình sẽ chỉ đề cập đến thanh điệu khi phát âm tiếng Trung:
1. Thanh điệu
1. Thanh điệu
+Với 4 thanh điệu chính là âm bình- thanh 1; dương bình- thanh 2; thướng bình- thanh 3 và khứ thanh- thanh 4.
+Nếu chia độ cao của thanh điệu ra làm 5 mức độ để tiện nói rõ độ cao thấp, thăng giáng (gọi là điệu trị/âm vực) của thanh điệu, bốn thanh điệu có điệu trị tương đối ở từng người như sau:
+Tiếng phổ thông có 04 thanh điệu chính gồm :
- Thanh 1 (âm bình) độ cao 55 , ký hiệu “—”. Khi đọc cao và ngắn hơn thanh không trong tiếng Việt.
- Thanh 2 (dương bình) độ cao 35, ký hiệu “∕”. Đọc giống dấu “sắc” của tiếng Việt.
- Thanh 2 (dương bình) độ cao 35, ký hiệu “∕”. Đọc giống dấu “sắc” của tiếng Việt.
- Thanh 3 (thướng thanh) độ cao 214. Đọc giống dấu “hỏi” trong tiếng Việt.
- Thanh 4 (khứ thanh) độ cao 51, ký hiệu “﹨”. Thanh này không có trong tiếng Việt (không đọc giống dấu “nặng” được đâu nhé! ), đây cũng là thanh điệu khó đọc nhất đối với những bạn mới học tiếng Trung.
- Thanh 4 (khứ thanh) độ cao 51, ký hiệu “﹨”. Thanh này không có trong tiếng Việt (không đọc giống dấu “nặng” được đâu nhé! ), đây cũng là thanh điệu khó đọc nhất đối với những bạn mới học tiếng Trung.
Ví dụ:
ā
á
ǎ
à
á
ǎ
à
Luyện tập:
ā á ǎ à
á ǎ à ā
ǎ à ā á
à ǎ á ā
Bonus:
妈妈骑马, 马慢, 妈妈骂马.
māma qí mǎ, mǎ màn, māma mà mǎ.
+ Thông thường 4 ký hiệu thanh điệu trên được đánh dấu trên nguyên âm đứng trước theo thứ tự dãy nguyên âm đơn (a, o, e, i, u, ü ) Ví dụ: dāo; máo; tiě; zhàn.
**Tip: Để luyện tập các bạn có thể bắt trước người xưa, vừa đọc vừa di chuyển đầu (chú ý phần cằm) hoặc vung tay (giống đang điều khiển dàn nhạc) theo kí hiệu thanh điệu 1 2 3 4, sẽ rất dễ nhớ (chẳng hạn khi đọc thanh 1 bạn vừa đọc vừa đưa cằm sang ngang, thanh 2 thì hất cằm lên, thanh 3 thì đưa xuống rồi hất lên). Không biết có phải vì thế mà mình xem phim cổ trang toàn thấy người ta vừa đọc sách vừa gật gù không nữa???
+ Ngoài ra trong tiếng Trung còn có thanh nhẹ (không kí hiệu gì): đọc vừa ngắn, vừa nhẹ (thường rơi vào âm tiết đi sau trong một số từ hoặc các chữ 了, 的, 得, 地, 子, 吗, 呀,吧,着, 呢。。。 ).
Ví dụ:
走了 zǒu le
好吧 hǎo ba
怎么呢 zěnme ne
好吧 hǎo ba
怎么呢 zěnme ne
*Một số lưu ý đặc biệt khi ghi thanh điệu :
Ví dụ: nǐ, bǐ
2. Biến điệu
a. Biến điệu của thanh 3
Khi một âm tiết có thanh 3 đứng trước 1 âm tiết cũng có thanh 3, thì thanh thứ nhất đọc thành thanh 2
Ví dụ:
语法 (ngữ pháp) "yǔfǎ" đọc thành "yúfǎ"
所以 (sở dĩ, cho nên)"suǒyǐ" đọc thành "suóyǐ"
b. Biến điệu của 一 (yī) và 不 bù
b. Biến điệu của 一 (yī) và 不 bù
一 (yī) và 不 (bù) đứng trước âm tiết có thanh 4 biến điệu thành thanh 2
Ví dụ:
yídìng 一定 , yícì 一次, búshì 不是 , bújiàn 不见
yídìng 一定 , yícì 一次, búshì 不是 , bújiàn 不见
👉 Tag: học tiếng Trung cơ bản | học tiếng Trung giao tiếp | học tiếng Trung online | học tiếng Trung Quốc | học viết tiếng Trung | cách học tiếng Trung | cách nhớ chữ Hán | tài liệu tiếng Trung | phần mềm học tiếng Trung | sách học tiếng Trung | xem thêm...
Bạn đang xem bài viết cũ nhất