Hướng dẫn khai thác tiềm năng bộ não để học tiếng Trung, phân tích các phương pháp học tiếng Trung, tự học tiếng Trung giao tiếp, học chữ Hán, học ngữ pháp và từ vựng đơn giản mà hiệu quả nhất...
➣ Bạn đang học tiếng Trung, bạn đang gặp phải những vấn đề muôn thuở như học trước quên sau, học rất nhiều nhưng khi đụng đến thì không nặn ra được 1 chữ, bạn cảm thấy chán nản mất động lực => muốn bỏ cuộc...
Đừng lo! nguyên nhân không phải bạn kém cỏi, cũng không phải bạn không có năng khiếu, chỉ là bạn chưa biết phương pháp học phù hợp với mình mà thôi.
Bạn chưa tin thì <<xem đây nhé>>
Học ngoại ngữ nói chung và tiếng Trung nói riêng chẳng qua cũng chỉ là một quá trình ghi nhớ, ai có khả năng ghi nhớ ngôn ngữ tốt, phương pháp học đúng đắn thì sẽ học nhanh và ngược lại, ngoài ra còn phụ thuộc vào tính cách của bạn nữa. Ex: những người hướng ngoại đương nhiên giao tiếp tốt hơn nên học giao tiếp nhanh hơn.
Phần tính cách không đáng lo, khi bạn học tốt rồi tự nhiên sẽ tự tin => tự tin rồi sẽ tự nhiên muốn giao tiếp ngay => giờ chỉ cần học cách ghi nhớ thôi!
Trước hết bạn hãy tìm hiểu một chút về trí nhớ đã nhé (cũng khá dài dòng)
Trí nhớ là một khả năng của các sinh vật sinh sống có thể lưu giữ những thông tin về môi trường bên ngoài tác động lên cơ thể, cũng như các phản ứng xảy ra trong cơ thể và tái hiện thông tin được lưu giữ hoặc kinh nghiệm cũ để sử dụng chúng trong lĩnh vực ý thức hoặc tập tính.
➣ Các bước thực hiện!
Bước 1: Đầu tiên bạn phải có thông tin cần nhớ
➪ Như vậy bạn học được 5 chữ một lúc, và sẽ không bao giờ bị nhầm lẫn chữ nọ sang chữ kia, hay khi quên đi 1 chữ bạn có thể luận ra nó từ những chữ còn lại.
➢ Bạn để ý 4 đường trên, mức độ "rơi" xuống để tiếp xúc với điểm quên ngày càng nhỏ dần.
Do vậy không nhất thiết phải tụng (诵) đi tụng lại một vấn đề liên tục. Và cách mình hay dùng đó là lặp lại quá trình nhớ thứ phát theo thời gian: 1-2h => 1 ngày => 2 ngày => 1 tuần => 1 tháng (thời gian này có thể xê dịch).
➥ Nói dai nói dài. Giờ mình lấy ví dụ bạn đang học chữ 熊 (xióng) _ Hùng _ là con gấu. (Bạn là người mới học, đã thuộc bộ thủ cơ bản và phát âm chuẩn)
B1: Phân tích chữ: Chữ 熊 tạo bởi chữ 能 ở trên và bộ 灬 ở dưới. Bạn đã biết 能 (néng) là năng trong khả năng , năng lực. 灬 là bộ hỏa nghĩa là lửa.
B3: Chốt kết luận: 1 con gấu to lớn (dà xióng) 熊 dùng khả năng 能 của nó giẫm lên lửa 灬 để cứu bạn => nó là 1 anh "Hùng"_ Hùng là nghĩa hán Việt của từ 熊 . ((nghĩa Hán Việt với phiên âm Pinyin nghe na ná nhau, nhớ được cái này thì bạn sẽ đoán được ra cái kia.))
** Trường hợp bạn cũng chưa biết chữ 能 thì hãy phân tích tiếp nhé:
EX: Có thể thêm đoạn sau vào (*) chỗ bước 2: Trong cơn mê bạn mơ thấy bạn đang ở Lương Sơn Bạc. Hôm nay trong quân đang tổ chức tiệc mừng bạn lên thay Tống Giang làm chủ soái Lương Sơn thì quân triều đình đánh đến, bạn cử Lý Quỳ ra nghênh chiến nhưng hắn vẫn chưa được ăn gì nên một mực không chịu đi. Bạn thấy vậy phải múc cho riêng 厶 hắn một miếng thịt 月 rất to, (tưởng tượng tiếp đi nào!! miếng thịt còn nóng hôi hổi thật thơm ngon); hắn ăn liền một mạch xong đứng dậy bừng bừng khí thế cầm 2 tay 2 dao 匕, lao ra ngoài giết chết tướng địch trong nháy mắt => chính nhờ bát thịt đã đánh thức khả năng 能 phi thường của Lý Quỳ...
>> Tham khảo cách mình đã áp dụng các nguyên tắc ghi nhớ vào học các chữ Hán cơ bản tại đây.
Khai thác tiềm năng não bộ |
- Tôi làm gì có năng khiếu ngoại ngữ, học thế nào cũng không giỏi thì học làm gì?
- Tôi 20 tuổi, quá tuổi học rồi, người ta học phải từ khi còn nhỏ mới giỏi được chứ?
- Tôi cũng muốn học lắm nhưng tiếng Trung khó nhớ, khó viết thế làm sao tôi nhớ được?
Đừng lo! nguyên nhân không phải bạn kém cỏi, cũng không phải bạn không có năng khiếu, chỉ là bạn chưa biết phương pháp học phù hợp với mình mà thôi.
Bạn chưa tin thì <<xem đây nhé>>
Tôi không có năng khiếu ngoại ngữ |
Phần tính cách không đáng lo, khi bạn học tốt rồi tự nhiên sẽ tự tin => tự tin rồi sẽ tự nhiên muốn giao tiếp ngay => giờ chỉ cần học cách ghi nhớ thôi!
Trước hết bạn hãy tìm hiểu một chút về trí nhớ đã nhé (cũng khá dài dòng)
Trí nhớ là một khả năng của các sinh vật sinh sống có thể lưu giữ những thông tin về môi trường bên ngoài tác động lên cơ thể, cũng như các phản ứng xảy ra trong cơ thể và tái hiện thông tin được lưu giữ hoặc kinh nghiệm cũ để sử dụng chúng trong lĩnh vực ý thức hoặc tập tính.
Phân loại
- Nhớ dương tính và nhớ âm tính.
- Nhớ nguyên phát và nhớ thứ phát.
- Theo cách hình thành trí nhớ:trí nhớ hình tượng, trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc và trí nhớ ngôn ngữ - logic.
- Theo thời gian tồn tại của trí nhớ: trí nhớ tức thời, trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn.
Trí nhớ nguyên phát
- Nhớ sự vật sự việc ngay lúc xảy ra.
Trí nhớ thứ phát
- Hồi tưởng lại sự vật sự việc.
Trí nhớ hình tượng
- Trí nhớ được hình thành trên cơ sở tiếp nhận thông tin từ các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác.
- Tùy theo loại thông tin mà sử dụng giác quan nào hiệu quả hơn, thông thường sử dụng nhiều giác quan sẽ giúp ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn.
Trí nhớ vận động
- Hình thành trên cơ sở thực hiện các động tác cụ thể đá bóng, đánh đàn,..nhờ đó ta có được các kĩ năng kĩ xảo.
Trí nhớ cảm xúc
- Hình thành khi cơ thể tiếp nhận các kích thích gây ra cảm xúc vui, buồn...các trí nhớ cảm xúc thường tồn tại lâu.
Trí nhớ ngôn ngữ - logic
- Hình thành khi tiếp nhận các kích thích như kiến thức, suy luân,bài toán,...giúp ta ghi nhớ cách thức hoặc nội dung của thông tin.
- Đây là loại trí nhớ chỉ có ở người và được truyền đạt qua các thế hệ.
Trí nhớ tức thời
- Như là nhớ số điên thoại hay dãy số ngẫu nhiên.
Trí nhớ ngắn hạn
- Trí nhớ ngắn hạn hoạt động như "một xấp giấy rời" dùng để nhớ lại tạm thời thông tin đã được xử lý. Nó có khả năng nhớ và xử lý thông tin cùng một lúc. Trí nhớ ngắn hạn có thể lưu giữ một lượng thông tin nhỏ (từ 5 đến 9 thông tin). Tuy nhiên, khả năng nhớ thông tin có thể được tăng cường thông qua một quá trình gọi là chunking (tạm dịch là "tập luyện" trí nhớ. trong tâm trí ở tình trạng hoạt động, sẵn sàng có thể sử dụng trong một thời gian ngắn (thường khoảng từ 10 đến 15 giây, đôi khi có thể lên đến 1 phút). Ví dụ, để hiểu được một câu, phần mở đầu của câu cần được lưu giữ trong đầu, và phần còn lại của câu cần được tiếp tục đọc, đây là việc được thực hiện bởi trí nhớ ngắn hạn.
- Một ví dụ khác về hoạt động của trí nhớ ngắn hạn là nó có thể giữ một thông tin tạm thời để làm việc (ví dụ: thông dịch viên phải vừa nhớ thông tin bằng 1 ngôn ngữ và dịch nó ra thành một ngôn ngữ khác).
- Tuy nhiên, thông tin này sẽ nhanh chóng biến mất trừ khi chúng ta cố gắng lưu giữ lại một cách có ý thức. Trí nhớ ngắn hạn là bước cần thiết đi đến giai đoạn tiếp theo, trí nhớ dài hạn. Sự chuyển thông tin đến vùng trí nhớ dài hạn để nhớ được lâu hơn có thể được kích hoạt và cải thiện bằng cách lặp lại thông tin đó, hoặc hiệu quả hơn nữa, bằng cách gắn thông tin đó với một ý nghĩa hoặc những kiến thức có sẵn. Động lực cũng là một điều quan trọng, khi thông tin liên quan đến một điều quan trọng của chúng ta, nó sẽ dễ được lưu vào bộ nhớ dài hạn hơn.
Trí nhớ dài hạn
- Trí nhớ dài hạn được dùng để lưu trữ thông tin trong thời gian dài. Mặc dù có vẻ chúng ta quên đi mỗi ngày, dường như trí nhớ dài hạn bị mai một rất ít qua thời gian và có thể lưu trữ lượng thông tin không giới hạn trong thời gian vô hạn. Có một số tranh luận về việc chúng ta có thực sự "quên" hoàn toàn hay chúng ta chỉ ngày càng khó khan để truy cập hoặc lấy lại các thông tin lưu trong bộ nhớ.
- Trí nhớ ngắn hạn có thể trở thành trí nhớ dài hạn qua quá trình hợp nhất, gồm việc nhắc lại nhiều lần và kết hợp với ý nghĩa. Không giống như trí nhớ ngắn hạn (chủ yếu dựa vào âm thanh, ít hình ảnh để lưu trữ thông tin), trí nhớ dài hạn mã hóa thông tin để lưu trữ (dựa trên ý nghĩa và sự liên tưởng). Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy rằng bộ nhớ dài hạn cũng được mã hóa bằng âm thanh.
- Trí nhớ dài hạn có hai dạng chính: trí nhớ bạn có thể tường thuật lại (ví dụ: bạn nhớ được thủ đô của Việt Nam là Hà Nội, hay bạn nhớ được những sự kiện đã từng xảy ra…) và trí nhớ tiềm ẩn (như khả năng chơi piano, chơi golf…).
Trí nhớ tức thời
➥ Được rồi! Tóm lại quá trình bộ não ghi nhớ như sau:
Sơ đồ quá trình ghi nhớ của não |
➥ Bạn cần học tiếng Trung? Tức là bạn phải lưu trữ các thông tin tiếng Trung vào bộ nhớ dài hạn. Thông tin lưu trữ càng rõ ràng, càng liên kết với nhiều dữ liệu hoặc sự kiện khác liên quan thì khi cần bạn sẽ có thể bật ra ngay mà không cần phải nghĩ.
➣ Các bước thực hiện!
Bước 1: Đầu tiên bạn phải có thông tin cần nhớ
Thông tin cần nhớ có thể là một chữ, một từ, một câu hay cấu trúc ngữ pháp. Có thể trong chương trình học của bạn, cũng có thể chỉ là bạn vô tình nghe được ở đâu đó, hay 1 từ, 1 câu bạn gặp trên biển quảng cáo, sách báo...
Bước 2: Hình thành trí nhớ nguyên phát.
Tức là bạn phải gắn thông tin đó với một hình ảnh, âm thanh, cảm xúc... nào đó để khi gặp lại nó một lần nữa bạn có thể hiểu được ý nghĩa của nó biểu đạt là gì.
Ví dụ: Khi bạn đọc truyện, gặp từ mới, bạn tra từ đó, hiểu được nghĩa của câu văn, nhưng bạn nhanh chóng chuyển sang câu khác mà không cố gắng nhớ từ vừa gặp, chỉ 7s sau gặp lại từ đó bạn lại phải tra từ điển tiếp thôi (trí nhớ cá vàng là do đây ạ).
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn tận dụng được càng nhiều kiểu trí nhớ (hình ảnh, âm thanh, cảm xúc..) để nhớ 1 vấn đề thì sẽ nhớ lâu hơn và khi hồi tưởng lại sẽ dễ dàng hơn. Hơn nữa, hãy cố gắng liên kết nó với càng nhiều thứ bạn biết trước đó càng tốt, như vậy nếu quên một từ bạn chỉ cần gọi anh em họ hàng nhà nó lên hỏi thì sẽ biết liền.
Ví dụ: 青,清,晴 ,情,请 cùng một họ, phát âm gần giống nhau qīng, qīng, qíng, qíng, qǐng
- 青 là thanh => màu xanh, hoặc sự trẻ trung (青天 - trời xanh,青春 - thanh xuân)
- 青 mà có thêm nước 氵ở trước 清 => thanh trong thanh tẩy (清洗) liên quan đến sự sạch sẽ, thuần khiết (清白)
- 青 mà có mặt trời 日 phía trước 晴 => cảnh tượng bầu trời trong xanh, mặt trời ở cao cao rọi xuống => ý nghĩa của chữ này là chỉ trời xanh, quang đãng (晴空,晴朗), 晴天 cũng là trời xanh (giống 青天) nhưng khác ở chỗ 晴天 không những là bầu trời xanh mà còn quang đãng, chói sáng.
- 青 thêm bộ tâm 忄đằng trước 情 => tình trong tình cảm(感情), tình yêu(爱情)... Trái tim 忄 của người trẻ 青 rất dễ bị rung động, đó chính là chữ tình 情 đấy ạ
- 青 thêm bộ ngôn 讠 thành 请 => là thỉnh (mời), muốn mời 请 ai đó thì bao giờ cũng phải mở lời 讠 trước.
➪ Như vậy bạn học được 5 chữ một lúc, và sẽ không bao giờ bị nhầm lẫn chữ nọ sang chữ kia, hay khi quên đi 1 chữ bạn có thể luận ra nó từ những chữ còn lại.
Bước 3: Trí nhớ thứ phát.
Hãy hồi tưởng lại những gì bạn đã nhớ, lặp lại các liên kết bạn đã tạo ra một lần với đầy đủ âm thanh, hình ảnh, mùi vị.... Nếu có thể nhớ lại được 90% tức là bạn đã ghi nó vào bộ nhớ tạm thời thành công.
Bước 4: Chuyển thành trí nhớ dài hạn.
Bạn phải lặp lại quá trình nhớ thứ phát nhiều lần cho đến khi nó ghi sâu vào não bộ và khó có thể quên đi được.
Vậy tôi phải lặp lại quá trình nhớ thứ phát như thế nào?? Hãy cùng xem 1 biểu đồ nhé:
➢ Bạn để ý 4 đường trên, mức độ "rơi" xuống để tiếp xúc với điểm quên ngày càng nhỏ dần.
- Trí nhớ nguyên phát là đường màu đỏ, dù bạn đã cố gắng nhớ thế nào đi nữa nhưng sau đó không chuyển sang trí nhớ thứ phát thì 1-2 tuần sau sẽ quên gần như hoàn toàn (mình không nói đến thiên tài hay thần đồng gì đó nhé, vì mấy ông ấy chả bao giờ vào đọc bài này đâu).
- Mỗi lần bạn nhớ thứ phát là mỗi lần bạn rời xa đường quên, khi mà đường ghi nhớ gần như song song với đường quên, lúc đó trí nhớ dài hạn đã được hình thành.
- Nếu bạn liên tục lặp đi lặp lại quá trình nhớ thứ phát ngay trong ngày đầu tiên thì sang ngày thứ 2 đường ghi nhớ của bạn cũng không vượt qua được đường thứ 2 bao nhiêu đâu ạ => nếu không tiếp tục ghi nhớ thứ phát thì 2 tuần đến 1 tháng sau sẽ lại quên.
Do vậy không nhất thiết phải tụng (诵) đi tụng lại một vấn đề liên tục. Và cách mình hay dùng đó là lặp lại quá trình nhớ thứ phát theo thời gian: 1-2h => 1 ngày => 2 ngày => 1 tuần => 1 tháng (thời gian này có thể xê dịch).
➮ Một điều quan trọng nữa là bạn phải lặp lại những kiến thức đó, gắn nó vào với các sự kiện trong cuộc sống của bạn. Mỗi khi bạn gặp phải một sự vật, sự việc liên quan, bạn phải lặp lại nhớ thứ phát 1 lần, bởi nếu bạn chỉ lướt qua và mặc kệ thì não bộ sẽ cho rằng đây là thông tin không cần thiết ghi nhớ => quên.
** Lúc ăn cơm, thay bằng:"Mời ba má (bố mẹ) ăn cơm" thì bạn hãy nói: "qǐng bàba māmā chīfàn" chỉ nhớ được nghĩa Hán Việt thì nói: "Thỉnh ba má ăn cơm" cũng được ạ. Những trường hợp bạn ngại không muốn nói ra hoặc sợ người khác hiểu nhầm thì nghĩ trong đầu cũng OK không sao hết, miễn là bạn tạo được cho mình "phản xạ".➥ Nói dai nói dài. Giờ mình lấy ví dụ bạn đang học chữ 熊 (xióng) _ Hùng _ là con gấu. (Bạn là người mới học, đã thuộc bộ thủ cơ bản và phát âm chuẩn)
Chữ này nhìn qua thì khá phức tạp, chúng ta cùng học nhé:
B1: Phân tích chữ: Chữ 熊 tạo bởi chữ 能 ở trên và bộ 灬 ở dưới. Bạn đã biết 能 (néng) là năng trong khả năng , năng lực. 灬 là bộ hỏa nghĩa là lửa.
B2: Hãy tưởng tượng (càng chi tiết, càng giàu âm thanh, hình ảnh,cảm xúc càng tốt): bạn đi lạc vào một khu rừng, đói và mệt làm bạn ngủ thiếp đi lúc nào không hay(*). Hơi nóng làm bạn tỉnh dậy. Bạn đang bị lửa bao vây, cả khu rừng đang bốc cháy ngùn ngụt, bạn sợ hãi kêu cứu nhưng không một ai nghe thấy. Trong lúc bạn đang tuyệt vọng thì một con gấu đen to lớn bỗng dưng từ đâu xuất hiện ôm lấy bạn, giẫm lên lửa băng băng mang bạn chạy thoát khỏi khu rừng. Bạn vui mừng cảm ơn & hỏi tên nó. Con gấu chỉ trả lời: "wǒ jiào dà xióng" rồi quay đầu đi về phía khu rừng. Kể từ đó, bạn không thể nào quên được con gấu đen to lớn đã dùng hết khả năng của nó giẫm cả lên ngọn lửa đang cháy để cứu sống bạn.
➥ Chỉ cần nghe một lần thì đến đứa trẻ lớp 1 cũng nhớ được câu chuyện trên đúng không nào?
B4: Luyện trí nhớ thứ phát=>dài hạn. Bạn đã nhớ được câu chuyện với những thông tin cần thiết. Bây giờ hãy luyện tập theo nhiều hướng khác nhau:
- Vừa hình dung câu chuyện vừa viết ra chữ 熊.
- Từ chữ 熊 suy ra nghĩa Hán Việt, nghĩa tiếng Việt & phiên âm.
- Từ nghĩa con gấu suy ra chữ Hán, cách viết, phát âm...
B5: Ứng dụng:
- Học thêm những từ liên quan hoặc ý nghĩa khác của nó: 熊猫,黑熊,熊蜂,熊熊
- Mỗi khi bạn gặp một bức tranh, ảnh có con gấu, thậm chí nhìn thấy con gấu bông, hãy cố gắng gọi tên nó bằng tiếng Trung, nếu quên thì hãy nhớ lại câu chuyện trên 1 lần nữa.
** Trường hợp bạn cũng chưa biết chữ 能 thì hãy phân tích tiếp nhé:
能 = 厶 + 月 + 2 x匕
>> Tham khảo cách mình đã áp dụng các nguyên tắc ghi nhớ vào học các chữ Hán cơ bản tại đây.
??? Bạn đang băn khoăn để nhớ 1 chữ mà phải trải qua bao nhiêu bước như vậy thật sự quá phức tạp?? ^_^ => Hãy yên tâm! Khi đã thực hành thành thạo, bạn chỉ cần mất vài giây để có thể hoàn thành quá trình ghi nhớ trên thôi!!
⏩ Còn nữa <tối ưu não bộ học tiếng Trung giao tiếp>
👉 Tag: học tiếng Trung cơ bản | học tiếng Trung giao tiếp | học tiếng Trung online | học tiếng Trung Quốc | học viết tiếng Trung | cách học tiếng Trung | cách nhớ chữ Hán | tài liệu tiếng Trung | phần mềm học tiếng Trung | sách học tiếng Trung | xem thêm...